1. In nhiệt trực tiếp (In cảm nhiệt).
In nhiệt trực tiếp là một quá trình in ấn mà sử dụng một nhãn phủ một lớp cảm nhiệt và không sử dụng băng/mực in. Nhiệt trực tiếp sẽ mờ dần theo thời gian (khoảng 1 năm) và không phải là một lựa chọn tốt cho các môi trường có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Với công nghệ in này, bạn sẽ không cần phải mua hộp mực tonner hay film mực ribbon nên được coi là phương pháp rẻ tiền nhất.
2. In nhiệt gián tiếp. (In chuyển/truyền nhiệt).
In nhiệt gián tiếp là phương pháp in chuyển nhiệt, áp nhiệt từ đầu in lên ruy - băng mực nơi một mặt được cấy mực wax, resin. Nhiệt độ sẽ làm nóng chảy lớp phủ mực và chuyển sang mặt giấy in tem nhãn. Phương pháp in nhiệt gián tiếp được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng in mã vạch trong nhà. Chế độ in này cải tiến trên chế độ in nhiệt trực tiếp trong nhiều cách. Sử dụng đa dạng hơn với nhiều loại giấy và vật liệu tổng hợp, có thể in cả đen và nhiều màu sắc ribbon khác nhau. Chất lượng in cao, ảnh dùng lâu dài và bền.
3. Công nghệ in phun.
Công nghệ in phun là quá trình sử dụng các giọt mực nhỏ thông qua đầu in để tạo điều kiện thuận lợi cho in trực tiếp mà không cần các khuôn in tiếp xúc với bề mặt in. Phần đầu in sẽ di chuyển liên tục trên băng truyền cho đến khi hoàn thành quá trình in ấn hình ảnh.
Máy in phun có lợi thế tiết kiệm điện năng tiêu thụ và không đòi hỏi số lượng in cố định lớn, có thể in với những bản thiết kế hoàn toàn khác nhau đạt phân giải màu cao đến 1800 DPI. Tuy nhiên phương pháp in này lại tiêu hao lượng mực in nhiều hơn so với những kỹ thuật in khác nên chỉ phù hợp cho nhu cầu sản xuất nhỏ.
Giấy in phun được thiết kế đặc biệt cho các máy in phun, thường có thể nhận biết thông qua định lượng, độ sáng, độ mịn và độ đục của tờ giấy. In phun chuẩn đòi hỏi giấy in phải có độ hút nước vừa đủ để bắt mực nhưng lại phải tránh độ loang của dung môi mực (và do đó, mực in phun) trên bề mặt và trong lòng tờ giấy.
4. Công nghệ in laser.
Máy in văn phòng sử dụng công nghệ in laser được nhiều công ty và cửa hàng sử dụng để in mã vạch tem nhãn lên giấy decal bế sẵn khổ A4 hoặc A5 nhờ các ưu điểm về tính sẵn có, sự tiện lợi và chi phí rẻ... Tuy nhiên đối với các loại tem in mã vạch dính keo sẵn phía sau sẽ rất khó sử dụng các máy in Laser bởi nhiệt độ cao sẽ làm chảy keo dính và bong bóc ra khỏi tem dán. Mặc dù với những nhược điểm nêu trên là vậy những máy in laser vẫn được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi chất lượng sản phẩm mà chiếc máy đem lại.
Tất cả các loại máy, máy nào cũng có ưu và nhược điểm riêng của từng máy đó. Tuy vào quy mô, hình thức kinh doanh sản xuất mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một loại máy thích hợp cho doanh nghiệp của mình.
- MỘT SỐ LỖI CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG MÁY ĐỌC MÃ VẠCH (26.09.2019)
- MÁY QUÉT MÃ VẠCH VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI MUA MÁY QUÉT MÃ VẠCH. (26.09.2019)
- MỘT SỐ THƯƠNG HIỆU MÁY IN THÔNG DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY (19.09.2019)
- MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐỂ CHỌN MUA MÁY IN MÃ VẠCH PHÙ HỢP (19.09.2019)
- CẤU TẠO CỦA MỰC IN MÃ VẠCH VÀ MỘT SỐ LOẠI MỰC IN MÃ VẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY (19.09.2019)
- LÀM SAO ĐỂ KÉO DÀI TUỔI THỌ ĐẦU IN CỦA MÁY IN MÃ VẠCH (19.09.2019)
- CHẤT LIỆU CỦA CÁC LOẠI GIẤY IN SỬ DỤNG CHO MÁY IN MÃ VẠCH (19.09.2019)
- PHÂN LOẠI MÁY IN MÃ VẠCH. NÊN SỬ DỤNG MÁY IN LOẠI NÀO CHO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN? (19.09.2019)